Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

Bé 4 tuổi bị bỏ rơi mất đôi chân trong vụ tai nạn thảm khốc



(Dân trí) - Sinh ra bé đã không có cha, đến tuổi chập chững mẹ lại bỏ đi biệt tích, để lại bé cho ông bà ngoại. Ngày 8/3, vụ tai nạn thảm khốc đã cướp mất đôi bàn chân bé nhỏ của em, cũng từ đây bé Tiên vĩnh viễn mất bà.
Ông Vỹ bùi ngùi kể: “Hôm ấy nhà tôi về quê nội ăn giỗ, khi đi đến ngã tư Phủ Lý thì bị xe tải đi cùng chiều vượt và đâm vào. Tôi ngã văng ra ngoài, còn bà ngoại cháu bị bánh xe trước đè lên, nát hết người và mất tại chỗ. Còn cháu Tiên thì bất tỉnh, dập nát hai chân, xây xước nhiều chỗ... Lúc đó tôi như mất hồn, mê man không biết phải làm gì, chân tay cứng lại, phải mất một lúc tôi mới định thần được”, giọng run run, ông kể.
Vụ tai nạn thảm khốc ngày 8/3 đã cướp đi đôi chân bé nhỏ và người bà thân yêu của cô bé 4 tuổi
Không có người thân bên cạnh, ông Vỹ đành để vợ nằm tại chỗ để đưa cháu vào viện Hà Nam cấp cứu, rồi gọi điện nhờ người nhà đến đưa cháu lên bệnh viện Việt Đức theo sự giới thiệu của các bác sĩ ở đây. “Còn tôi thì quay ra chỗ bà cháu nằm, thuê xe đưa về quê chôn cất”.
Trong khu hành lang khoa Phẫu thuật Nhi, Bệnh viện Việt Đức từng nhóm người xúm lại, người giúp ông 30 ngàn, người cho 50 ngàn đồng để ông có thêm tiền mua sữa cho bé Tiên. Vợ chồng ông Vỹ sinh được 3 người con, mẹ bé Tiên là con thứ hai, trên có một chị gái và dưới còn một cậu em đang đi học. Vợ ông có chút lương hưu công nhân, tằn tiện lắm thì đủ nuôi cậu con trai đang học cao đẳng. Cuộc sống của vợ chồng ông và đứa cháu ngoại tội nghiệp dựa vào 1 mẫu ruộng, và những ngày làm thuê làm mướn: “Hai vợ chồng tôi nhận cả mẫu ruộng, nhưng cũng không đủ chi tiêu trong nhà. Hết mùa, chúng tôi lại đi phụ vữa, vắt sữa bò, ai thuê gì làm nấy kiếm thêm đồng mua rau”.
Ông kể thêm, khi bé Tiên gần 2 tuổi – cái tuổi chập chững, bi bô thì mẹ cháu bỏ đi, từ đấy đến nay không tin tức gì. Thương cháu côi cút, ông cũng dò tìm con gái về để cháu có mẹ nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín.

Khóe mắt đỏ hoe, chốc chốc ông Vỹ lại đưa tay lên gạt nước mắt 
Tiến sĩ Thái Nguyên Hưng, Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa cho biết, bé Tiên nhập viện trong tình trạng huyết áp, mạch không đo được, sốc đa chấn thương, mất máu nhiều, dập nát hai chân, vỡ ổ bụng, vỡ xương chậu. Các bác sĩ phải chuyển thẳng vào phòng mổ cấp cứu.
“Khi nghe tin không thể giữ lại được đôi chân cho cháu, tôi chết lặng cả người. Sinh ra cháu đã không có cha, đến khi đi chưa vững thì mẹ bỏ đi, bà ngoại như người mẹ thứ hai của cháu, giờ bà mất rồi,… Sao ông trời lại bất công với cháu quá?! Giá mà tôi có thể gánh kiếp nạn này thay cháu, để cháu được lành lặn như trước thì tốt biết bao”, ông lau vội hai hàng nước mắt!
Rồi, ông kể tiếp: “Ở nhà cháu rất ngoan, đi học về là múa hát những bài cô giáo dạy cho ông bà xem. Nhà nghèo nên cháu cũng ý thức từ bé, không bao giờ đòi mua quà bánh, hay quần áo mới,… ông bà có gì ăn nấy, ai cho gì mặc nấy. Còn bé, nhưng cháu cũng biết mình không có bố mẹ, nên rất ít khi hỏi. Những lúc trẻ con hàng xóm được bố mẹ cho đi chơi, được mua quần áo mới… cháu cứ đứng nhìn theo, rồi chạy vào ôm bà ngoại, tội lắm!”.

Bé Tiên được ông chăm sóc
Em gái ông Vỹ cho hay: "Tôi lên trông cháu từ hôm cháu bị tai nạn. Cháu đau thế mà không khóc tiếng nào, chỉ mếu máo nhìn bà, rồi nhìn loanh quanh,… khi tôi hỏi cháu muốn tìm ông ngoại hay bà ngoại thì cháu bảo: “con muốn bà ngoại!”. Khổ, cháu không biết bà ngoại mất rồi, cũng không biết mình bị cắt chân, cháu tưởng chỉ bị ốm thôi".
Nỗi đau mất vợ chưa nguôi, ông Vỹ lại phải chấp nhận sự thật: “Cháu đang lành lặn, chạy nhảy như con sáo, giờ mất chân rồi, không biết cuộc đời cháu sau này sẽ ra sao? Bà ấy là người chăm cháu từ bé, thì lại mất. Giờ tôi chưa biết phải làm thế nào để vừa lo kinh tế cho gia đình, vừa chăm sóc cháu cho tốt”.
 
Câu chuyện bị ngắt quãng nhiều lần, chốc chốc ông Vỹ lại đưa tay lên quệt gạt mắt. Ông nói khi nào cháu Tiên được ra viện, ông sẽ đóng cho cháu một cái ghế để từ nay về sau ông đi đâu cháu đi đấy, ông ra ruộng cũng phải cõng cháu đi cùng. Ông sẽ cố gắng làm nhiều hơn để dành dụm tiền mua cho cháu chiếc xe lăn: “Bác sĩ nói nếu sau này có điều kiện thì lắp chân giả cho cháu, nhưng tôi chỉ dám mơ đến chiếc xe lăn thôi, chứ lắp chân giả mấy chục triệu tôi không dám nghĩ tới. Tôi đã vay mượn hơn 30 triệu rồi, vừa làm ma chay cho bà cháu, vừa chi phí tiền viện và thuốc cho cháu. Không biết bao giờ mới trả được”.
 
TS.BS Nguyễn Việt Hoa, khoa Phẫu thuật Nhi cho biết: “Bé bị vỡ xương chậu nên sau này sẽ ảnh hưởng đến sinh đẻ. Hơn nữa là vấn đề tâm lý, cháu đang có chân được chạy nhảy như sáo, giờ bỗng dưng mất chân, mất người thân yêu nhất (bà ngoại bé) nên tâm lý sẽ rất ảnh hưởng”. 
 
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Ông Trần Bá Vỹ, Xóm 7, thị xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, ĐT: 0351.353.1730. Số Tài khoản 2900205012496 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam.
 
Hoặc vào thăm bé Trần Xuân Tiên đang nằm điều trị ở Buồng hậu phẫu B, khoa Phẫu thuật Nhi, BV Việt Đức.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

* Tài khoản VNĐ tại ABBANK
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0111.028.722.008
Tại: Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội.

*Tài khoản USD tại ABBANK
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 0111.028.723.004
Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) - HaNoi Branch
Swift code: ABBKVNVX

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0451 001 944 487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM(VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 10 201 0000 220 639 
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thu Hà

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

CHO EM MỘT TƯƠNG LAI


Em Mũ đã có số tài khoản ngân hàng để nhận sự giúp đỡ của bạn đọc
(Dân trí) - Những ngày đầu tháng ba này, sau những ngày đông buốt lạnh thấu xương, tiết trời khắp vùng Pác Miầu đã hửng ấm hơn nhiều. Em Hoàng Thị Mũ vẫn ngày ngày cõng em nhỏ, dắt em lớn cần mẫn trên đường vượt dốc đến trường đi học.
 >>  Nhiều bạn đọc trăn trở trước hoàn cảnh cô bé 9 tuổi làm “mẹ”
 >>  Bé gái 9 tuổi thay cha mẹ nuôi 2 em thơ
"Dù phải lo toan từ bữa cơm, miếng nước đến lời ru cho hai đứa em thơ bớt nhớ mẹ, nhưng  kể từ khi đi học lại đến nay, em Mũ chưa bỏ một buổi học nào", cô giáo Nông Thị Lới - Chủ tịch Công đoàn Trường tiểu học Nà Ca - Thị trấn Pác Miầu - Bảo Lâm - Cao Bằng cho chúng tôi biết.
 
Các em của Mũ gồm em Hoàng A Sung mới 7 tuổi, em Hoàng An Bình chưa đầy 2 tuổi, nhưng dường như cũng đã biết sẻ chia với những nhọc nhằn của chị. Em Sung lớn hơn một chút, nên cũng biết giúp chị để trông em Bình. Còn em Bình lặc lè trên đôi vai nhỏ bé của chị suốt ngày này qua ngày khác. Chẳng mấy ai nghe thấy tiếng em khóc trừ những khi nhớ mẹ quá.
 
Ba chị em Mũ nương tựa vào nhau kể từ khi mất mẹ.
 
Cô giáo Lục Thị Toàn - giáo viên chủ nhiệm lớp 3A của em Mũ kể: “Lớp 1 rồi lớp 2, Mũ đều là học sinh khá của lớp. Nhưng đến lớp 3 này, bao nhiêu những nỗi bất hạnh ập lên đầu em. Nỗi đau mất mẹ chưa qua thì nỗi lo nuôi em đã ở ngay trước mắt. Quãng thời gian phải nghỉ học gần 1 tháng ở nhà chăm em sau khi mẹ mất đã khiến cho công việc học tập của em bị đứt quãng. Kết quả học tập cũng vì thế mà xuống theo".
 
"Để giúp cho việc học tập của em Mũ được đảm bảo, các cô giáo trong trường mỗi khi có tiết trống đều trông em giúp Mũ. Việc học tập của em cũng được các bạn khá trong lớp giúp đỡ và các thầy cô quan tâm chỉ bảo hơn mỗi khi em chưa hiểu. Chúng tôi tin với nghị lực của em như trong những ngày vừa qua, chỉ một ngày không xa, Mũ sẽ lại theo được với các bạn cùng lớp”, cô Toàn nói thêm.
 
Những phút giây chị em Mũ nhận được sự quan tâm săn sóc của hàng xóm và bè bạn.

 
Nói về gia cảnh hiện tại của em Mũ,  ông La Quang Vinh - Chủ tịch UBND thị  trấn Pác Miầu ngậm ngùi chia sẻ: “Cháu Mũ là người dân tộc H’Mông. Họ hàng bên nội và bên ngoại vẫn còn cả. Bên nội, cháu còn bác và chú nhưng đều ở làng khác, cách xa nhà Mũ chừng 6, 7 km đường núi. Nhà ngoại, Mũ cũng còn bác với dì nhưng cả bác và dì đều ở làng khác và cách nhà Mũ quãng đường xa ở phía bên kia sông Gâm.
 
Tuy nhiên, tất cả các bác, các chú, các dì của em Mũ đều thuộc diện hộ nghèo trong xã. Công việc chủ yếu của họ là làm nương rẫy, lại đông con nên chẳng mấy khi có thời gian qua lại chăm nom các cháu của mình. Bố của em Mũ từ ngày vợ qua đời buồn chán nên thường xuyên uống rượu say, bỏ bê các con. Hiện tại, bố em vẫn uống rượu nên những công việc chăm em đều trông cả vào bàn tay của Mũ. Một chị, hai em đùm bọc nhau mà sống. Đùm bọc em, Mũ còn phải chăm sóc bố mỗi khi bố say rượu gặp lúc trái gió trở trời”.  

Ngày 03/3, trao đổi với PV Dân trí,ông La Quang Vinh, Chủ tịch UBND thị trấn Pác Miầu cho biết: “Ngay từ khi được báo chí thông tin về hoàn cảnh đáng thương cháu Mũ, đến nay chị em cháu đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất nhiều của các tấm lòng hảo tâm. UBND thị trấn Pác Miầu của chúng tôi đã thống nhất lập riêng một tài khoản mang tên em Mũ là: Hoàng Thị Mũ -số tài khoản: 8301205015395 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm - Cao Bằng để đón nhận sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm dành cho chị em cháu Mũ.

 
Quốc Đô - Anh Thế - Xuân Trường